20 năm đèn sách không nghỉ của sinh viên Hàn Quốc chỉ để ra trường làm thuê cho các chaebol

Hoặc là làm thuê cho các tập đoàn chaebol Hàn Quốc, hoặc là không có gì cả. Ở đây không có khái niệm startup và trở thành ông chủ.

Post by admin

17:56 - 30/12/2016

Bình luận

Mùa thi tốt nghiệp sắp đến, hàng trăm nghìn sinh viên đại học tại Hàn Quốc đang phải nỗ lực hết mình để có những điểm số cao, với hy vọng được nhận bởi một trong những tập đoàn gia đình lớn nhất tại Hàn Quốc. Hay họ còn được gọi là các chaebol.

Ở Hàn Quốc, các chaebol là tất cả. Những tập đoàn gia đình truyền thống này nắm giữ gần như toàn bộ nền kinh tế của Hàn Quốc, trong tất cả các lĩnh vực từ công nghệ, đến xây dựng hay y tế. Cũng vì vậy mà các chaebol chính là điểm đến của những sinh viên mới ra trường.


Tỷ lệ thất nghiệp của những sinh viên mới ra trường tại Hàn Quốc ngày càng tăng.

Moon Ye-won, 24 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học Quốc gia Seoul. Đây là một trong những ngôi trường danh giá nhất tại Hàn Quốc, nhưng hầu hết các sinh viên vẫn phải đối mặt với vấn đề thất nghiệp.

Moon cũng vậy, cô đang phải làm việc tại Starbucks sau khi tốt nghiệp với 2 tấm bằng chuyên ngành kinh tế và tiếng Tây Ban Nha. Hy vọng duy nhất của Moon là một trong các tập đoàn chaebol.

Cô đã nộp hồ sơ vào 8 tập đoàn chaebol lớn nhất tại Hàn Quốc, trong đó có cả Samsung, LG, Hyundai. Tại Hàn Quốc, các sinh viên học hành chăm chỉ 20 năm và tốt nghiệp ra trường chỉ để làm thuê cho các chaebol. Họ vẫn nói: “Hoặc là chaebol hoặc là không gì cả”.

Chaebol không tuyệt vời như những gì người ta nghĩ

Chaebol là mô hình kinh doanh của những năm 90, nhưng nó vẫn đang tồn tại và thống trị nền kinh tế Hàn Quốc. Tại các Chaebol không có sự cạnh tranh công bằng, hay những văn hóa hiện đại giống như các startup. Thay vào đó là sự chuyên chế của những người lãnh đạo chaebol và họ tiếp tục truyền lại cho thế hệ sau của mình.

Các tập đoàn gia đình này đang lộ ra rất nhiều sự bất ổn. Tham nhũng, hoạt động tài chính mờ ám, quản lý yếu kém là một trong số đó. Chủ tịch tập đoàn Lotte bị điều tra tham nhũng, tập đoàn vận tải Hanjin phá sản vì hoạt động mờ ám, Samsung gặp phải vấn đề khi mà quản lý yếu kém.

Giáo sư Kim Dong-chun tại trường Đại học Sungkonghoe nhận định: “Những người trẻ thất nghiệp tại Hàn Quốc là sản phẩm của một xã hội không ổn định, tập trung quá nhiều của cải và quyền lực vào các chaebol”.

Khi các chaebol này suy yếu và gặp khó khăn, nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của Hàn Quốc. Không một nguồn lực nào khác đủ mạnh để có thể vực dậy nền kinh tế. Các chaebol cắt giảm chi phí hoạt động, nhân sự cũng là nguyên nhân khiến cho sinh viên ngày càng thất nghiệp.

Vậy mà họ vẫn đâm đầu vào các chaebol

Sau 20 năm chăm chỉ học tập, rèn luyện kỹ năng, điều đầu tiên mà các sinh viên vừa mới tốt nghiệp nghĩ đến là xin việc tại một trong những chaebol. Trong năm 2014, có tổng cộng 200.000 hồ sơ xin việc, trong khi chỉ có 14.000 người được nhận. Đó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt.

Các lựa chọn khác của sinh viên mới tốt nghiệp là làm việc tại những công ty nhỏ hoặc một số startup khởi nghiệp. Tuy nhiên đây chỉ là những lựa chọn cuối cùng, khi những người trẻ này không thể có được một công việc tại chaebol.

“Bạn sẽ phải làm việc thêm giờ dù là công ty lớn hay nhỏ. Vì vậy tốt nhất là làm việc cho một công ty lớn, bởi họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho thời gian của bạn”, Hong Seung-min - một sinh viên cũng vừa tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Bên cạnh đó là truyền thống và quan niệm của các bậc cha mẹ tại Hàn Quốc. Một nhân viên cũ của Samsung giấu tên và chỉ cho biết họ của anh là Yoon, đã chia sẻ câu chuyện của mình:

“Trong tâm trí của cha mẹ tôi, Samsung là nơi tốt nhất để làm việc tại Hàn Quốc. Họ đã thực sự bị sốc khi tôi bỏ việc tại Samsung để khởi nghiệp. Công việc tại Samsung không phải là mơ ước của tôi, nhưng hầu hết mọi người trong trường đại học đều muốn được làm việc tại Samsung”.

Những người như anh Yoon, khi đi theo ước mơ của mình và khởi nghiệp đều bị coi là hành động điên rồ. Chính vì vậy mà startup tại Hàn Quốc không thể phát triển và càng không thể cạnh tranh được với các chaebol hùng mạnh.

20 năm học hành, những sinh viên mới tốt nghiệp này chỉ có một sự lựa chọn đó là làm thuê cho các tập đoàn chaebol Hàn Quốc. Nhưng rồi mô hình kinh doanh của chaebol suy yếu, khi không bắt kịp với xu hướng của kinh tế thế giới. Họ cắt giảm chi phí và nhân sự, khiến cho sinh viên thất nghiệp.

Những người trẻ không mơ ước khởi nghiệp và đích đến cuối cùng là làm thuê cho Starbucks giống như Moon. Đây chính là thực trạng đang xảy ra đối với sinh viên tại Hàn Quốc.

Tham khảo: Quartz

Tin tức liên quan

Chẳng ai mua smartwatch vì không biết dùng để làm gì

30
Dec

Chẳng ai mua smartwatch vì không biết dùng để làm gì

Cơn sốt smartwatch đã kết thúc và chúng hoàn toàn không đạt kỳ vọng của giới phân tích.

Xem thêm

Sau Châu Âu và Trung Quốc, Qualcomm lại bị phạt 854 triệu USD vì cạnh tranh không lành mạnh tại Hàn Quốc

30
Dec

Sau Châu Âu và Trung Quốc, Qualcomm lại bị phạt 854 triệu USD vì cạnh tranh không lành mạnh tại Hàn Quốc

Hiện tại Mỹ và Đài Loan cũng đang điều tra Qualcomm với tội danh tương tự.

Xem thêm

Samsung chi nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển hơn bất kỳ công ty công nghệ nào trên thế giới

30
Dec

Samsung chi nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển hơn bất kỳ công ty công nghệ nào trên thế giới

Dự kiến Samsung Electronics vẫn đạt doanh thu cao trong quý này bất chấp thảm họa Note7. Nhờ vị thế dẫn đầu trong mọi phân khúc của ngành công nghiệp điện tử, sự cố ngừng sản xuất Note7 chỉ có tác động hạn chế với Samsung.

Xem thêm

Amazon phản đối khi cảnh sát yêu cầu nộp thông tin ghi âm trên thiết bị Echo để phục vụ điều tra án mạng

30
Dec

Amazon phản đối khi cảnh sát yêu cầu nộp thông tin ghi âm trên thiết bị Echo để phục vụ điều tra án mạng

Vừa qua, các nhà hành pháp đã yêu cầu Amazon nộp những đoạn ghi âm được thu bởi thiết bị Echo tại nhà kẻ phạm tội.

Xem thêm

Nếu không có hệ thống phanh tự động, số nạn nhân của vụ thảm sát tại Berlin có thể còn cao hơn thế

30
Dec

Nếu không có hệ thống phanh tự động, số nạn nhân của vụ thảm sát tại Berlin có thể còn cao hơn thế

Vào năm 2012, phía EU đã bắt buộc các nhà sản xuất xe tải phải trang bị hệ thống phanh tự động để giảm thiểu thương vong khi tai nạn.

Xem thêm