Đầu năm 2016, các nhà nghiên cứu đã công bố khám phá về Casper, một chú bạch tuộc trong suốt được phát hiện ở độ sâu 4.000 m ngoài khơi đảo Necker, gần Hawaii.
Mới đây, họ đã tiết lộ rằng loài vật này đang bị đe dọa và lý do có thể bắt nguồn từ những chiếc điện thoại di động.
Một báo cáo được ông bố trên tờ Current Biology vào ngày 19/12 đã tiết lộ rằng, loài bạch tuộc sinh sống ở vùng nước sâu và trông giống như con ma Casper này đẻ trứng tại những vùng đáy biển có chứa nhiều khoáng vật và kim loại có giá trị, được sử dụng trong sản xuất điện thoại và máy vi tính.
“Có thể bạch tuộc cái sẽ ấp những quả trứng và đợi cho đến khi chúng nở, công việc này có thể kéo dài vài năm", Autun Purser thuộc Viện Alfred Wegener - Trung tâm Helmholtz về Địa cực và Nghiên cứu Biển, Đức.
"Chúng ấp trứng ở vùng đáy biển có nhiều đá nhỏ, kết thạch và giàu khoáng vật. Đây là những địa điểm thu hút các công ty khai khoáng bởi lượng kim loại có chứa, bao gồm cả mangan".
"Việc khai thác kết thạch này có thể đẩy vòng đời của những con bạch tuộc vào nguy cơ".
Purser giải thích rằng những kết thạch mangan ở đáy biển được hình thành giống như những viên ngọc trai.
Trong một quá trình có thể mất hàng triệu năm, kim loại sẽ dần tích tụ xung quanh một hạt nhỏ ban đầu, đó có thể là một mảnh vỡ của vỏ hoặc răng của cá mập.
“Những kết thạch này nhìn gần giống như một củ khoai tây, được tạo thành từ những lớp giàu kim loại khác nhau”, Purser nói.
“Chúng có thể rất hấp dẫn đối với các công ty bởi có chứa nhiều kim loại ‘công nghệ cao’ ở bên trong, rất hữu dụng trong sản xuất điện thoại di động và một số linh kiện điện tử khác. Phần lớn những mỏ kim loại này trên đất liền đã được tìm thấy và trở nên đắt đỏ.”
Purser nói rằng chúng ta biết rất ít về những sinh vật sống trong môi trường biển sâu, nơi thứ kim loại hấp dẫn này được tìm thấy.
Trong hàng loạt những lần do thám biển gần đây, các nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề tìm kiếm những sinh vật sống ở những môi trường như vậy để tìm hiểu về việc hệ sinh thái và những động vật ở đây có thể bị tác động ra sao bởi các hoạt động khai khoáng.
Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng loài bạch tuộc Casper rất phổ biến tại các vùng mỏ mangan, chính những nơi mà các thợ mỏ hi vọng lấy được thứ kim loại hấp dẫn này.
Loài bạch tuộc Casper là một loài hoàn toàn mới được biết đến với tên gọi incirrate octopods, việc tiến hành khai thác khoáng vật đang đặt loài sinh vật quyến rũ này vào một nguy cơ đặc biệt.
“Đối với những sinh vật sống lâu, việc hồi phục sẽ mất một thời gian dài và có thể không khả thi nếu tất cả lớp đáy biển trơ cứng bị loại bỏ”, Pursur nói.
“Đây có thể là một mất mát lớn đối với đa dạng sinh học ở vùng biển sâu và cũng có thể dẫn đến những hiệu ứng tiêu cực. Bạch tuộc là loài vật khá lớn, chúng ăn nhiều sinh vật nhỏ khác, vậy nếu những con bạch tuộc bị loại bỏ thì số lượng những loài khác sẽ thay đổi theo cách không thể đoán trước”.
Purser và các đồng nghiệp của mình đang tiếp tục nghiên cứu những kết thạch và tầm quan trọng của chúng đối với vi khuẩn và động vật, bao gồm cả sao biển, cua và cá.
Phát hiện loài bạch tuộc trong suốt, giống hệt như con ma Casper
Tham khảo Dailymail