Chúng ta có thể gọi đây là "giây nhuận", và thực sự thì đây không phải là một hiện tượng hiếm gặp. Những trường hợp này thường xảy ra vào nửa đêm ngày 30/6 hoặc 31/12 của năm, tùy vào việc nó có đủ tạo ra sự chênh lệch thời gian để diễn ra hay không. Giây nhuận gần đây nhất được ghi lại vào tháng 6 năm 2015 và tháng 6 năm 2012.
Khác với năm nhuận, giây nhuận được thêm vào cùng một thời điểm trên toàn thế giới, và lần này là vào giây cuối cùng của ngày 31/12/2016 theo Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC). Giây nhuận sẽ được thêm vào năm 2017 ở Việt Nam, trong khi Mỹ và các nước phương Tây thì lại vẫn ở năm 2016.
Vì vậy, tại Việt Nam, giây nhuận được thêm vào sau 6 giờ 59 phút 59 giây của buổi sáng ngày 1/1/2017 (do chênh lệch múi giờ). Vào thời điểm này,đồng hồ sẽ "ngưng" lại một giây trước khi chuyển sang 7 giờ đúng.
Đôi khi 1 giây nhuận lại được thêm vào trong liên tiếp mỗi năm 1992-1995, nhưng cũng có lúc chẳng có giây nào thêm cả trong cả một thời gian dài giữa 1999 đến 2005.
Vậy tại sao chúng lại được hình thành nên? Lĩnh vực nghiên cứu thời gian dựa trên quy ước thiên văn học được đặt ra dựa vào độ dài của một ngày trên Trái Đất làm tiêu chuẩn. Độ dài đó phụ thuộc vào tốc độ quay của Trái Đất - một yếu tố không phải là hằng số. Hành tinh của chúng ta mỗi năm lại quay chậm hơn 1 chút xíu, và để giữ cho nhịp thời gian chính xác nhất có thể, một giây nhuận cần được thêm vào đúng thời điểm.
Giây nhuận của năm 2016 sẽ xảy ra vào ngay điểm chót cuối cùng: thay vì 11:59:59 nhảy sang 12:00:00 như mọi khi, 11:59:60 sẽ được thêm vào giữa, và cứ tiếp tục quy luật thời gian như vậy cho tới khi một giây nhuận tiếp theo cần được thêm.
Tham khảo: BGR